order now

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Tại sao lại có ký ức và giấc mơ là gì

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • KÝ ỨC VỀ BÀ – KÝ ỨC TẾT XƯA

    Bây giờ đã là mùa đông thứ 3, cháu và cả gia đình mình xa bà. Bà đã về bên kia thế giới, xa, xa lắm. Thời gian cứ trôi đi còn không gian thì hư vô, cháu không thể quàng tay ôm lấy bà như ngày nào, cũng không thể nghe thấy bà mắng yêu "cha bố cô, bé lắm đấy". Thế nhưng, cháu vẫn luôn có cảm giác bà vẫn ở đây, bên đứa cháu gái nội đầu lòng của bà - đứa cháu gần gũi bên bà trọn vẹn những năm tháng tuổi thơ, đứa cháu duy nhất kế thừa năng khiếu văn chương/thơ phú của bà, đứa cháu giàu tình cảm và thương bà nhiều lắm. Những hồi ức đẹp về bà không tiền bạc nào có thể mua được, nó sẽ vẫn trong tim cháu không thể mờ phai. Và mùa đông năm nay, cháu lại cồn cào nhớ bà. Nước mắt cháu không ngừng rơi khi hình ảnh bà cứ ở ngay trước mắt cháu, luôn trong trái tim cháu… Một cái tết nữa sắp đến, không có bà bên cạnh đại gia đình nhà ta, không được ăn những món ăn đậm đà hương vị ngày tết, đậm đà tình yêu thương do chính đôi bàn tay khéo léo của bà làm ra. Cháu nhớ lắm ký tức tết xưa – những cái tết còn bà bên cạnh.

    Nhiều năm trước, khi cháu còn bé xíu, bố mẹ cháu bận rộn với công việc làm ăn, hầu như bữa cơm ngày tết đều một mình bà chuẩn bị. Từ những ngày giáp tết, mỗi buổi chợ bà đều tranh thủ mỗi ngày mua dần một số đồ gia vị, đồ dùng cho những ngày tết. Chân bà bị vôi hóa bánh chè, vôi hóa khớp gối lâu lắm rồi, bao nhiêu năm về trước, từ lúc cháu còn chưa chào đời, bà bước thấp, bước cao. Ấy thế nhưng, gánh hàng xén kẽo kẹt vẫn rung đều trên đôi vai gầy của bà. Trên đó, ngoài những món hàng bà bán chưa hết phải gánh về, sẽ có thêm hôm thì đoạn ống giang để bà chẻ lạt gói bánh, hôm thì mớ lá dong với ít thảo quả, hạt tiêu, hôm thì gạo nếp, đỗ xanh chọn lọc…Bà bảo, muốn bánh ngon thì gạo và đỗ đều phải thật ngon.

    Đến đúng hôm gói bánh, bà sẽ lựa những phần thịt ba chỉ ngon nhất, tươi nhất mua về để làm nhân bánh. Cả nồi bánh chưng, bà chuẩn bị từ đầu đến cuối: từ chẻ lạt, rang tiêu, từ ngâm đỗ/đãi đỗ/đồ đỗ, ngâm gạo, đến rửa từng tàu lá, thái/ướp thịt. Những đứa cháu của bà thì chẳng biết giúp gì, chỉ làm chân le ve sai vặt, lúc lấy cho bà tàu lá đã cắt gấp sẵn, lúc đưa cho bà cái lạt để bà đặt vào khuôn gói bánh, nhưng háo hức thì vô cùng. Chỉ mong sao khi bà gói bánh xong, sẽ còn thừa một nắm đỗ đã đồ chín, mấy đứa sẽ xúm xít chia nhau ăn trong tiếng cười vui giòn giã.

    Thế rồi, sau tất cả các công đoạn, những chiếc bánh chưng vuông vắn do tự tay bà gói, bà buộc cũng đã xong. Nồi nước luộc bánh to lắm - cháu không ước lượng được là loại nồi bao nhiêu lít - cũng được một tay bà bắc lên bếp, xách nước cho ngập quá chồng bánh đã được xếp ngay ngắn bên trong rồi chất củi đun. Từ lúc nước sôi tính đến lúc vớt bánh là 12 giờ đồng hồ. Bà thường chất bếp từ tối hôm trước đun qua đêm đến sáng hôm sau và canh nồi bánh cả đêm. Bà bảo, phải đủ 12 tiếng thì bánh mới chín rền.

    Ngày ấy, làm gì có bếp ga, bếp điện như bây giờ. Than cũng còn hiếm và đắt đỏ, bà thường lựa những cành củi khô to nhất, dành dụm cho mùa tết để luộc bánh chưng. Mấy chị em cháu, lúc chiều xem bà gói bánh thì tranh nhau để đêm được thức canh nồi bánh. Ấy thế nhưng, đến tối thì mấy đứa đều díp mắt hết cả, rồi lăn bo ra ngủ. May chăng, giữa đêm tỉnh giấc, cháu lại lon ton chạy xuống bếp canh nồi bánh với bà rồi lại gục vào bà mà ngủ gà ngủ vịt.

    Cả đêm trông bánh, chốc chốc bà lại thêm nước sôi vào nồi bánh đang cạn dần nước để đảm bảo luôn đủ nước cho bánh chín rền đều. Lát lát, bà lại thêm củi để đảm bảo lửa luôn đủ lớn để chín đều cả nồi bánh. Đến giữa công đoạn luộc bánh, bà sẽ vớt tất cả bánh ra, thả vào chậu nước mưa lớn lạnh toát vừa lấy ra từ bể. Rồi bà lại thay hoàn toàn nước mới trong nồi và giống như luộc lại bánh từ đầu. Bà bảo, làm thế bánh sẽ rền hơn và không bị lại gạo.

    Thức trắng đêm để những chiếc bánh chưng ngày tết được xanh nhất, ngon nhất, rền nhất… ấy thế nhưng dường như bà không biết mệt, bà vẫn cười, khoe với các cháu: "Tết này bánh tha hồ ngon".

    Lấy bánh ra, đặt ngay ngắn trên những thanh tre xếp song song hai thanh một trên mặt bể nước mưa, cháu vẫn nhớ ánh mắt bà lấp lánh niềm vui. Bà bảo, để thế cho bánh ráo nước mới đặt lên ban thờ thắp hương được.

    Rồi vài năm trước khi bà mất, bà đã yếu và không đủ sức khỏe để tự gói bánh chưng tết nữa. Lúc này, cháu gái nội của bà đã lớn, đã lập gia đình. Mỗi bữa cơm ngày tết cháu về ăn bữa cơm mùng một tết với bà và bố mẹ, tuy không có bánh chưng bà làm nhưng vẫn còn món dưa góp và hành nén bà vẫn ráng sức chuẩn bị cho con cháu.

    Cháu biết, cũng giống như những năm trước, bà sẽ bảo bố cháu đưa bà ra chợ, bà sẽ tự chọn những củ hành tía tươi tròn đều, vừa độ, không non cũng chẳng quá già. Bà cũng chọn mua ít muối biển trắng hạt to để muối chứ không dùng muối tinh i ốt. Có lẽ, bà thích vị mặn của muối biển truyền thống như chính con người truyền thống của bà. Rồi về nhà, bà vẫn cố lết đi rửa hành, cắt rễ, ngâm hành qua với nước gạo để hành trắng và dễ bóc lớp áo hành bên ngoài. Sau khi đã rửa sạch lại hành với nước sạch và để ráo, bà sẽ ngâm hành với nước muối biển đã pha trong khoảng 1 ngày để hành ra hết nước sẫm màu. Tới hôm sau, bà sẽ rửa lại hành đã ngâm đi, để ráo. Rồi bà sẽ đun nước muối, để vừa ấm, lọc lấy phần nước muối trong đổ vào chiếc liễn sành cổ điển từ đời nào, pha thêm đường, giấm thanh, nước mắm và ít gừng đã đập dập cùng với ớt quả đã bỏ hạt và tỉa thành hoa. Sau tất cả, bà trút hành vào đó để nén dưới mặt nước hỗn hợp đã pha chế. Bà bảo, cứ nén 10 ngày như thế thì có thể ăn được và như thế hành mới giòn, chín đều, ăn không bị hăng. Bà còn khoe, giấm cũng là do bà tự làm, nước giấm thanh, thơm, ngon chứ không giống như giấm đóng chai bán ở chợ. Tiếc là, cháu chưa kịp học cách bà làm giấm thanh.

    Cũng giống như cách nén hành, bà sẽ muối thêm dưa góp, nhưng phải đến đúng ngày cuối cùng của năm, bà mới bảo bố lấy những củ su hào, cà rốt ngon nhất trong vườn về để bà làm dưa góp. Vì món này chỉ sáng làm là tối đã có thể ăn. Mắt bà tuy yếu, ấy thế nhưng bà vẫn nạo vỏ su hào, cà rốt sạch sẽ lắm. Sau khi được rửa sạch, bà sẽ cắt tỉa chúng thành đủ các hình thù đẹp mắt chỉ với con dao ăn trầu của bà. Bà không dùng các dụng cụ cắt tỉa công nghiệp như bây giờ, bà vẫn tỉa thủ công. Những bông hoa với đủ kiểu cánh hoa, có bông còn được cuộn lại như hoa loa kèn thật là tài tình. Những hình thoi, hình bình hành, hình tròn thì được bà tỉa răng cưa xung quanh… Nhìn hũ dưa với đủ hình thù, với màu cam của cà rốt, màu trắng xanh của su hào, màu đỏ của ớt trông thật hấp dẫn.

    Cho đến bây giờ, hương vị bánh chưng mà bà tự gói, tự luộc ngày xưa, cháu vẫn không thể nào quên. Sao nó có thể đậm đà và thơm ngon đến thế. Cháu chưa từng ăn loại bánh chưng nào ngon hơn bánh chưng bà làm cả. Rồi vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay rất đưa cơm của hành nén và dưa góp, thứ đồ ăn giản dị, dân dã vô cùng – thứ đồ ăn cho đến cái tết cuối cùng trước khi về thế giới bên kia – bà đã làm bằng cả tấm lòng và tình yêu thương đối với con cháu. Tất cả vẫn vẹn nguyên trong ký ức của cháu, vẫn còn để lại dư vị mà cháu nghĩ không ai có thể làm ngon hơn.

    Cháu yêu bà! Cháu nhớ bà! Cháu nhớ tất cả những món ăn bà nấu, ngày thường cũng như ngày tết. Có chăng, chỉ là, khi mỗi dịp tết đến, xuân về, khi nhà nhà sum vầy, quây quần bên nhau, cháu sẽ nhớ về bà nhiều hơn với những hồi ức đẹp đẽ nhất, ấm lòng nhất – nhớ về bà, nhớ những cái tết xưa.

    Hà Nội, 5/12/2017
    Thùy Linh

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    Thuoc chua benh roi loan cuong duong liet duong o nam gioi thuoc115.com © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000