order now

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Hội Thánh Đức Chúa Trời chủ yếu truyền đạo vào tầng lớp thanh niên nhất là những người học đại học tức là các trí thức đã có sự trưởng thành nhất định về mặt nhận thức. Trong một clip, một thanh niên với ngôn từ bẩn thỉu mất dạy đã chất vấn một người theo đạo đã học qua đại học, rõ ràng anh ta đã nói là các clip là dàn dựng và bôi nhọ, cũng không hề có đa cấp hay phải nộp tiền 10% một tháng.

Rõ ràng truyền thông mạng đang bôi nhọ thông tin, sử dụng một số video dàn dựng để nhằm tấn công vào một tôn giáo. Đây là một trào lưu vi phạm tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của người khác môt cách thô bạo.

Thử hỏi các thanh niên đang lao vào một trào lưu tấn công tôn giáo theo phong cách bôi nhọ Pháp luân công ở Trung Quốc đã bao giờ quan tâm tới tôn giáo là gì chưa? Tất nhiên mọi tôn giáo đều chăm sóc phần linh hồn, phần tâm linh. Cả đạo Phật, đạo Thiên chúa hay đạo mẫu đều như vậy. Muốn có tiền dễ mà không phải lao động thì các bạn chỉ có cách theo Minh giáo đi mang quân phục ra đường là có tiền.

Còn việc thắp hương bàn thờ, thì 3 tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi Giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và tin lành đều không thắp hương người đã khuất, họ chú trọng vào chăm sóc bố mẹ lúc còn sống và có cách tưởng niệm sau khi chết khác hẳn chúng ta. Riêng công giáo ở VN bắt đầu lập bàn thờ ông bà từ năm 1972 và giờ đã phổ biến.

 

 

-----------

 

 

Một số Tân giáo, nếu chịu khó khảo cứu, thì thấy nó giống với phong trào sống mới, tích cực, nhiều năng lượng và thực tế hơn.

Nhìn lại tín ngưỡng, tôn giáo nước ta, có mấy điều phải lưu tâm:

- tín ngưỡng mê tín dân gian đã được nâng lên thành đạo, được cấp phép hợp pháp, là những giao điểm cho những người muốn tiếp xúc thế giới bên kia.

- Phật giáo vẫn còn nhiều chùa cúng dâng sao, giải hạn, việc thờ cúng đi ngược lại các quy tắc của Phật giáo nguyên thủy.

- Chánh trị được lồng ghép trong các sanh hoạt tôn giáo, theo hướng hỗ trợ chánh sách nhà nước.

- Tệ buôn thần bán thánh công khai.

- Một số người lợi dụng hình ảnh lãnh tụ để phong thánh, lập đạo mới kết hợp tín ngưỡng dân gian....

Vì vậy, trên phương diện xã hội, pháp luật, để xác định một tín ngưỡng, một tôn giáo có phải tà đạo hay ko, thì phải dựa vào mấy tiêu chí sau:

- Có chánh trị chi phối ko?

- Có chống phá chánh quyền ko?

- Có cổ suý các hành vi vi phạm pháp luật, băng hoại đạo đức ko?

- Chủ chăn có lợi dụng giáo lực, giáo luật để tư lợi vật chất, tình dục từ tín đồ ko?

 

-----------

 

Vì sao báo chí lại khẳng định Hội thánh Đức Chúa Trời là Tà giáo, chỉ vì tín đồ dâng lễ, uống nước thánh và ko thờ phụng tổ tiên?

Hội thánh này tuy quan điểm trái ngược với Cơ đốc giáo, Cơ đốc Phục Lâm Tin Lành, nhưng nó là tổ chức hợp pháp tại Hàn quốc, và nhiều nước trên thế giới với hàng triệu tín đồ.

Tại Việt Nam, họ chưa được chính quyền công nhận, nhưng ở Saigon chính quyền địa phương đồng ý cho đăng ký một điểm sinh hoạt tôn giáo tại Bình Chánh.

Nói thêm về những yếu tố mà báo chí quy kết Tà giáo:

- Dâng lễ: cơ đốc nhân đều biết, và điều luật 1/10 tài sản của tín đồ đều có ghi trong Cựu ước. Việc dâng lễ dựa trên tinh thần tự nguyện, nó cũng giống như cúng dường tam bảo bên Phật giáo.

- Thứ nước màu đỏ: thực ra là rượu vang, tượng trưng cho máu Chúa, cơ đốc nhân nào ko biết điều này?

- Việc trùm khăn làm lễ là quy ước nguyên thủy, có ghi trong cựu ước. hồi giáo, cũng có trùm khăn vậy.

- Quan điểm ko thờ ông bà, ko ăn đồ cúng: cơ đốc giáo hồi mới du nhập Việt Nam cũng vậy. Tín đồ Tin lành cũng ko ăn đồ cúng, ko thắp hương ông bà.

- Làm lễ có yếu tố tâm linh bằng các kỹ thuật tâm lý như lên đồng, té ngã: so với Đạo Mẫu của ta thì muỗi.

Cuối cùng, đến bây giờ, chưa phát hiện Hội Thánh Đức Chúa Trời cổ suý người ta hy sanh, giết người, đấu tố cha mẹ, anh em, loạn luân, cung nạp tài sản cho sự nghiệp hội thánh, chống chính quyền....??? vậy dựa trên cái gì để kết luận họ là Tà giáo???

Vấn đề là Đức tin của mỗi người, thời gian và tiền bạc của mỗi người có cho họ theo đuổi Đức tin đó hay ko?

Và nó phụ thuộc nhận thức của mỗi người về cách sử dụng thời gian, tìm nơi nương tựa tâm linh.

Cái lỗi lớn nhứt, là Hội thánh này chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.

Tại sao cái gì mới, ko giống như đi lễ hội ở ta, thì đều quy kết là tà giáo???

 

Hội Thánh Đức Chúa Trời (hay còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ), do Ahn Sahng-hong thành lập tại Hàn quốc vào năm 1964, và tái lập vào năm 1985 bởi Jang Gil ja, trên cơ sở của Tin Lành.

Tại Việt Nam, theo chân người Hàn, phong trào này đã có từ lâu ở phía nam, nhưng ko rầm rộ và cực đoan như phía bắc gần đây. Và Việt Nam chưa công nhận tôn giáo đối với phong trào này.

Ahn Sahng-hong sinh ra trong gia đình Phật giáo, lớn lên cải đạo sang Tin lành và tham gia giáo hội, nhưng sau đó bị khai trừ vì có quan điểm trái ngược với tín lý.

* Hội thánh Đức Chúa trời quan điểm:

1. Hội thánh tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ mà Kinh thánh làm chứng và đã khôi phục lại lẽ thật của Hội thánh Sơ khai. Hội thánh tin rằng họ đang làm theo tất cả mọi lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh và được giải thích kỹ càng trong những cuốn sách của Ahn Sahng-hong.

2. Hội thánh tin rằng Jêsus đã đến lần thứ hai trong xác thịt dưới hình dáng loài người. Họ tin rằng Ahn Sahng-hong chính là Jêsus đến lần thứ hai với tên mới (Khải huyền 3:11-12 và Khải huyền 2:17) và làm ứng nghiệm hết thảy lời tiên tri mà duy chỉ có Jêsus mới có thể hoàn thành.

3. Đức Chúa Trời Mẹ: Bởi vì Kinh thánh có ghi chép "Thánh Linh và Vợ Mới" (Thần khí và Tân Nương) ở Khải huyền 22:17, hội thánh tin rằng Vợ Mới (Tân Nương) chính là Đức Chúa Trời Mẹ. Theo như ghi chép trong Kinh thánh ở Sáng thế ký 1:26-27 Đức Chúa Trời phán "Chúng ta", làm chứng rằng Đức Chúa Trời tồn tại hai hình ảnh: Đức Chúa Trời mang hình nam và Đức Chúa Trời mang hình nữ. Hội thánh gọi Đức Chúa Trời mang hình nữ là Đức Chúa Trời Mẹ. Họ giải thích theo như lời tiên tri Kinh thánh, Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện vào những ngày sau cùng giống như việc Đức Chúa Trời đã tạo nên Eva vào thời điểm cuối cùng trong quá trình 6 ngày sáng tạo nên trời đất và muôn vật.

4. Các ngày lễ trọng thể: Hội thánh cử hành 7 Lễ trọng thể được ghi chép trong Lê-vi-ký 23: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh), Lễ Ngũ Tuần, Lễ Kèn Thổi, Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm. Hội thánh cử hành các ngày lễ trọng thể theo như Giao Ước Mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên phân biệt với những lễ trọng thể trong Cựu Ước.

5.Ngày Sa-bát: Hội thánh giữ ngày Sa-bát thứ Bảy theo như lời phán của Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký 2:1 (tham khảo thêm Mác 16:9). Ngày Sa-bát thứ Bảy được Kinh thánh biểu hiện là một dấu giữa Đức Chúa Trời và người dân của Ngài (Ê-xê-chi-ên 20:12, Xuất Ê-díp-tô Ký 31:13), và đây là ngày mà các thánh đồ phải giữ sự thờ phượng theo như sự làm gương của Đức Chúa Jêsus cũng giữ ngày Sa-bát 2000 năm về trước (Luca 4:16). Các thánh đồ hội thánh giữ 3 lễ thờ phượng vào ngày Sa-bát. Giữa các buổi thờ phượng, các thánh đồ tham gia những hoạt động của hội thánh như học Kinh Thánh, xem video của hội thánh và phát biểu Kinh Thánh giữa các tín đồ.

6. Về hình tượng: Hội thánh tin rằng theo như sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời về việc cấm làm ra bất kỳ hình tượng nào và thờ lạy (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4), những vật dụng như thập tự giá, tượng đúc hay tượng chạm... không được dựng hoặc đặt trên nóc hoặc bất kỳ nơi nào bên trong hội thánh.

7. Nguồn gốc của loài người và sự chuộc tội: Hội thánh tin rằng tất cả loài người trên trái đất này vốn dĩ là những thiên sứ ở trên trời. Những thiên sứ này đã phạm tội với Đức Chúa Trời ở trên trời và bị đuổi xuống trái đất như là một cơ hội thứ hai để được quay trở về Thiên Đàng. Họ cho rằng cách duy nhất để chúng ta có thể trở về quê hương Nước Thiên Đàng đó là giữ Lễ Vượt Qua Giao Ước Mới với bánh và rượu nho (thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus) và làm theo mọi sự dạy dỗ của Kinh thánh được khôi phục lại bởi Ahn Sahng-hong. Hội thánh tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ, là Vợ Mới (Jang Gil-ja) đang ban nước sự sống vào những ngày sau rốt (Khải Huyền 22:17).

8. Nghi thức Báp-têm: Hội thánh cử hành nghi thức báp-têm như là bước đầu tiên để nhận lấy sự cứu rỗi. Phép báp-têm phải được cử hành nhân danh của Đức Cha (Giê-hô-va), Đức Con (Jêsus) và Đức Thánh Linh (Ahn Sahng-hong).

9. Sự cầu nguyện: Hội thánh tin rằng sự cầu nguyện phải nhân danh Đức Thánh Linh Ahn Sahng-hong vào những ngày sau cùng và nữ tín đồ phải mang khăn trùm đầu khi cầu nguyện theo như 1 Cô-rinh-tô 11:1-16.

Hội Thánh Đức Chúa Trời là một tôn giáo mới, không phải tà giáo

Hội Thánh Đức Chúa Trời chủ yếu truyền đạo vào tầng lớp thanh niên nhất là những người học đại học tức là các trí thức đã có sự trưởng thành...

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Một vụ bê bối khủng khiếp xảy ra tại tờ báo lớn nhất nước: Bị trưởng ban hiếp, CTV tự tử. Đang cấp cứu!

Nghi phạm đang bị tố cáo là nhà báo anh Thoa báo Tuổi trẻ fb đây

https://www.facebook.com/doibanhtruyenhinh?hc_location=ufi

Anh Thoa !

Nếu còn một chút liêm sỉ thì nên làm đơn xin từ chức trưởng Ban truyền hình và xin nghỉ việc ở tòa báo Tuổi Trẻ.

Không phải tự nhiên mà một đứa con gái mới lớn, chân ướt chân ráo xin vào làm cộng tác viên ở ban truyền hình rồi phải uất ức tự tử. Không phải tự nhiên mà một chàng trai trẻ ở tuổi yêu lại đi "tố" sếp trực tiếp hiếp dâm người yêu của mình.

Chưa bao giờ làng báo có một nhà báo khốn nạn và mất dạy như anh, Anh Thoa ạ.

Anh làm trưởng ban truyền hình ở một tờ báo tiếng Việt lớn nhất thế giới, bổng lộc và sự sung sướng anh đều có đủ. Hà cớ chi lại đi ép mấy đứa nhỏ mới vào xin việc, bắt phải ngủ với anh thì mới có chỗ đứng trong ban?

Không hiểu sao anh lại bò lên được chức trưởng ban. Trong khi trước đó, anh từng bị "tố" là ăn cướp công lao chất xám của CTV Lê Khôi (hiện là Giám đốc marketing Tân Hiệp Phát) khiến CTV này phải uất ức rời bỏ Tuổi Trẻ mà đi.

Thời còn làm phóng viên thường trú miền Đông Nam bộ, hễ CTV đi làm vụ gì về là anh lại giành mất công lao, bài đăng lên báo lại ký tên là Anh Thoa.

Nay anh nhờ đi bằng đầu gối tốt, được nhà báo Hoài Lê ưu ái dựng lên chức trưởng ban. Những tưởng là anh đã ăn năn hối cải, nào ngờ lại đốn mạt hơn.

Hành vi hiếp dâm là có yếu tố hình sự. Anh dù bị tình nghi và bị "tố" và không thừa nhận. Nhưng đạo đức loài người không cho phép sống mất dạy như thế chứ đừng nói là đạo đức một nhà báo đang đứng đầu ban truyền hình, hàng ngày rao giảng đạo đức cho bạn đọc.

Anh cũng từng bị bạn tôi chỉ mặt điểm tên vì dụ dỗ một đứa con gái mới ra trường xin vào Tuổi Trẻ làm CTV. Nhưng không hiểu sao anh vẫn bình chân như vại để giờ đây bị "tố" hiếp dâm khiến một CTV nữ uất ức phải tìm đến cái chết.

Đồng nghiệp Ngọc Bảo Châu nói rằng, cái ban truyền hình của anh nắm giữ, quân đông như quân Nguyên mà lại toàn con gái. Muốn có một chỗ làm, lên sóng truyền hình, nhiều bạn phải hầu hạ, phục từng những thú vui không phải loài người của anh.

Một chuyện tày đình như thế mà lại xảy ra ở báo Tuổi Trẻ. Trước đây, từng có vụ lùm xùm ở Văn phòng sông Tiền. Trưởng văn phòng lúc đó là nhà báo Vân Trường cũng bị "tố" quấy rối tình dục nữ CTV mới vào xin việc. Nhưng rồi vụ việc đã chìm xuồng trong im lặng. Vân Trường vẫn đàng hoàng như một nhà báo Tuổi Trẻ tử tế.

Con người ta mới ra trường, cũng chỉ vì việc làm và miếng cơm manh áo thôi. Sao anh nỡ làm người ta phải uất ức tự tử vậy?

Vụ việc này, đương nhiên nằm ngoài ý muốn của BBT báo Tuổi Trẻ cùng nhiều anh em đồng nghiệp làm báo tử tế ở đó.

Nhưng không lẽ hành vi vô đạo và mất dạy như thế lại nghiễm nhiên tồn tại mà không hề hấn gì là coi thường bạn đọc, coi thường sự kỳ vọng của xã hội về những gì mà tờ báo đã gầy dựng và giữ nó cho đến ngày nay.

Lẽ nào BBT báo Tuổi Trẻ lại thờ ơ coi đó là chuyện bình thường? Lẽ nào lại chà đạp lên những đồn đoán của dư luận, chà đạp lên những uất ức của người thân, gia đình của "nạn nhân"?

FB Ngọc Bảo Châu

Trưởng ban truyền hình báo tuổi trẻ online bị tố cáo hiếp dâm

Một vụ bê bối khủng khiếp xảy ra tại tờ báo lớn nhất nước: Bị trưởng ban hiếp, CTV tự tử. Đang cấp cứu! Nghi phạm đang bị tố cáo là nhà báo ...

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Quá trình theo dõi, công an đã bắt quả tang 6 đối tượng đánh bạc, trong đó có 2 cán bộ thuế và 1 cán bộ ngân hàng.

Tối 3/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang cho biết vừa bắt quả tang 6 đối tượng tham gia đánh bạc tại nhà riêng của 1 người dân ở thị trấn Giồng Riềng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang).

Các đối tượng gồm: Thái Phước Nhiệm (56 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang), Nguyễn Thanh Bình (50 tuổi), Nguyễn Văn Vĩnh (46 tuổi), Dương Thanh Hùng (46 tuổi), Nguyễn Văn Tuấn (42 tuổi), Đặng Văn Thuận (32 tuổi, cùng ngụ huyện Giồng Riềng).

Thông tin ban đầu, vào khoảng 13h cùng ngày, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Kiên Giang ập vào nhà ông Lý Minh Chiến (ở thị trấn Giồng Riềng) và bắt quả tang 6 đối tượng trên tham gia đánh bạc.

Tang vật thu được hơn 300 triệu đồng tiền mặt cùng 6 xe gắn máy.

 

Qua điều tra ban đầu, ổ bạc này đã tồn tại từ lâu và lấy nhà ông Chiến (nguyên là cán bộ ngành thuế huyện Giồng Riềng) để chứa bạc.

Trong số 6 đối tượng tham gia đánh bạc trên thì Nhiệm và Vĩnh đều làm cán bộ làm ngành thuế. Trong khi đó, Hùng được xác định là đang công tác tại 1 chi nhánh ngân hàng ở huyện Giồng Riềng.

Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Bắt quả tang cán bộ ngành thuế và ngân hàng đánh bạc

Quá trình theo dõi, công an đã bắt quả tang 6 đối tượng đánh bạc, trong đó có 2 cán bộ thuế và 1 cán bộ ngân hàng. Tối 3/4, Cơ quan CSĐT Côn...

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Bộ Tài chính vừa có báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân về dự án Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề xuất tăng kịch khung thuế môi trường với xăng lên 4.000 đồng/lít.
 
 
Bộ Tài chính cho hay, sau một thời gian lấy ý kiến đã nhận được 60 ý kiến tham gia, trong đó 14 ý kiến tham gia của các Bộ, ngành; 42 ý kiến tham gia của các địa phương; 4 ý kiến tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác.
 
Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và nội dung của dự thảo Nghị quyết (40/60 ý kiến nhất trí hoàn toàn). Một số ý kiến về câu chữ, kỹ thuật soạn thảo đã được Bộ Tài chính hoàn chỉnh tại hồ sơ dự án Nghị quyết.
 
Tại dự thảo Nghị quyết gửi lấy ý kiến đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít,...
 
Thuế bảo vệ môi trường,thuế xăng dầu,tăng thuế,thu ngân sách
Bộ Tài chính muốn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2018 và mong được thông qua để thực hiện từ 1/7/2018.
 
Góp ý cho dự thảo này, có ý kiến đề nghị cần có lộ trình tăng mức thuế bảo vệ môi trường đến năm 2020 để phù hợp với nền kinh tế và sức mua của người dân.
 
Đáp lại, Bộ Tài chính cho rằng: Việc đề xuất điều chỉnh mức thuế đối với từng hàng hóa chịu thuế tại dự thảo Nghị quyết, trong đó có mặt hàng xăng dầu (điều chỉnh tăng 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít đối với xăng) là đảm bảo trong khung mức thuế bảo vệ môi trường và phù hợp với các nguyên tắc quy định mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường.
 
Đó là mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.
 
Với phương án điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường nêu trên và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2018, Bộ Tài chính cho hay việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7/2018 (so với tháng 6/2018) là khoảng 0,27-0,29% và sẽ tác động đến CPI bình quân năm 2018 là khoảng 0,11-0,15%.
 
Bộ Tài chính khẳng định việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; góp phần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường (như xăng dầu sinh học - xăng E5, E10, dầu diesel B5, B10, túi ni lông thân thiện với môi trường). Từ đó, sẽ giảm phát thải ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường.
 
Liên quan đến thuế môi trường với dầu hỏa, Bộ Tài chính cho hay có ý kiến đề nghị điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ 300 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít (tương đương mức thuế của nhiên liệu bay).
 
Lý do là nhu cầu dầu hỏa để thắp sáng ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa gần như không đáng kể vì mạng lưới điện ngày càng phủ kín đến các địa bàn này. Hai là nhu cầu dầu hỏa của cả nước hiện ở mức từ 4.500 - 5.000 m3/tháng và chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ba là giảm độ chênh lệch giá với mặt hàng xăng tránh gian lận thương mại...
 
Tiếp thu ý kiến nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ 300 đồng/lít lên mức trần là 2.000 đồng/lít.
 
Ngoài ra, với dầu mazut, theo Bộ Tài chính, có ý kiến đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu mazut tăng từ 900 đồng/lít lên 1.500 đồng/lít hoặc điều chỉnh tăng từ 900 đồng/lít lên 1.200 đồng/lít để không ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm sử dụng nhiên liệu dầu mazut, do đây là nhiên liệu đầu vào chủ yếu của các nhà máy điện, sản xuất kính, gốm sứ...
 
Bộ Tài chính cho rằng: Dầu mazut (FO) là loại chất đốt gây ô nhiễm môi trường vì chứa hàm lượng lưu huỳnh cao (từ 2.0-3.5 mg/kg), khi đốt cháy sẽ tạo ra khí sunfuaro (SO2), một loại khí rất độc hại cho môi trường. Vì vậy, để hạn chế việc sử dụng sản phẩm nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo Nghị quyết (đề nghị điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu mazut từ 900 đồng/lít lên mức trần trong khung 2.000 đồng/lít).
 
Lương Bằng
 

Đồng tình tăng thuế kịch khung: Xăng tăng giá thêm 1.000 đồng/lít?

Bộ Tài chính vừa có báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân về dự án Nghị quyết về biể...

 

Thuoc chua benh roi loan cuong duong liet duong o nam gioi thuoc115.com © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

0936700000